Theáchdulịchđếncáckhurừngđặcdụngtăngmạnổ hũ đêm nhạc discoo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), hiện nay cả nước có 2,394 triệu ha rừng đặc dụng; 5,512 triệu ha rừng phòng hộ, trong đó diện tích đất có rừng là 4,646 triệu ha.
Cả nước đã thiết lập được hệ thống rừng đặc dụng với 167 khu, tổng diện tích đất tự nhiên là 2,394 triệu ha; có 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có diện tích rừng đặc dụng. Một số tỉnh có diện tích rừng đặc dụng lớn nhất là: Đắk Lắk có 229.678 ha, Nghệ An có 173.738 ha, Quảng Bình có 146.588 ha, Quảng Nam có 130.286 ha, Đồng Nai có 102.828 ha.
Năm 2023, các chủ rừng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đa dạng sinh học thường xuyên, liên tục nhằm đề xuất các giải pháp phát triển sinh vật bảo tồn đa dạng di truyền; đa dạng loài và hệ sinh thái. Đến nay đã có hơn 40 khu rừng đặc dụng, phòng hộ ứng dụng bộ công cụ SMART trong tuần tra bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học.
Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), cho biết rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng trên cạn, trên biển, đất ngập nước; ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh quốc gia.
Theo Cục Lâm nghiệp, hiện tại có 67 ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ có tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, chủ yếu là ở các khu rừng đặc dụng. Sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19, đến năm 2023, số lượng du khách đến các khu rừng đặc dụng tăng mạnh.
Tổng số lượng khách du lịch là 2,4 triệu lượt khách, tăng 124% so với năm 2019 - thời kỳ trước đại dịch; tổng doanh thu đạt 323,493 tỉ đồng, tăng 175% so với năm 2019 (năm 2019 đạt 185 tỉ đồng).
Thực hiện hiệu quả đề án du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hiện vẫn còn những tồn tại, khó khăn. Cụ thể, việc lấn chiếm đất rừng vẫn xảy ra ở một số khu rừng đặc dụng, phòng hộ mà chưa có các giải pháp hữu hiệu; chính sách đầu tư bảo vệ rừng đối với hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ còn một số bất cập; việc khai thác, phát huy các giá trị dịch vụ của hệ sinh thái rừng còn nhiều hạn chế…
Theo Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, năm 2024, Cục Lâm nghiệp đề ra nhiệm vụ sẽ khôi phục 15% diện tích hệ sinh thái bị suy thoái; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ở cơ sở; tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ triển khai, áp dụng phần mềm SMART, đặt bẫy ảnh để quản lý thông tin tuần tra rừng và giám sát đa dạng sinh học; xây dựng các bộ tiêu chí, chỉ số giám sát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
Đặc biệt, sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các giá trị dịch vụ hệ sinh thái trong môi trường rừng như: dịch vụ môi trường rừng từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng; mở rộng các loại dịch vụ môi trường rừng từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nuôi trồng thủy sản; thúc đẩy việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững...
Một trong những nhiệm vụ ngành lâm nghiệp đặt ra là tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật để làm cơ sở pháp lý cho các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thực hiện hình thức hợp tác, liên kết, cho thuê môi trường rừng để tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ…